Sự nghiệp Hà Đông (thương nhân)

Ảnh chân dung năm 1916.

Năm 1878, tốt nghiệp loại ưu và rời trường, làm việc tại Hải quan Quảng Đông.[3]

Hai năm sau, ông từ chức tại bộ phận Hải quan để gia nhập Jardine Hương Cảng với tư cách là trợ lý cấp dưới chịu trách nhiệm dịch thuật, nhờ thành tích xuất sắc, ông nhanh chóng được thăng chức làm trợ lý mãi biện (phụ trách mua bán hàng hóa).

Năm 1883, sau khi làm hai năm tại Jardine, ông đã kế nhiệm chức mãi biện từ anh rể Thái Thăng Nam, dần dần tiếp quản nhiều "dương hàng" (洋行, cửa hàng bán đồ nước ngoài) quan trọng trong công ty.[5] Chẳng mấy chốc, ông được bổ nhiệm làm tổng mãi biện chung cho hai công ty mới thành lập là Công ty bảo hiểm Hỏa Chúc Hồng Kông (香港火燭保險公司) và Công ty bảo hiểm Hồng Kông (廣東保險公司).

Với một số vốn nhất định, Hà Đông và các anh em của mình đã thành lập một quan hệ đối tác (Ho Tung & Co.) tham gia vào kinh doanh đường. Gia tộc duy trì những mối quan hệ hôn phối với đối tác đảm trách những khu vực kinh doanh quan trọng.[5] Hà Đông cũng đầu tư vào nhiều công ty đại chúng và được bổ nhiệm làm chủ tịch và giám đốc của nhiều công ty.[5] Năm 1894, ông kế nhiệm Ngô Bỉnh Viên (吳炳垣) trở thành tổng quản lý người Hoa đầu tiên tại Jardine (trước đây chỉ có người Anh được làm vị trí này).

Ông đã từ chức năm 1900 khi 38 tuổi với lý do sức khỏe yếu, và em trai Hà Khải Phúc tiếp quản. Sau khi rời Jardine, Hà Đông đã nỗ lực hết sức để phát triển công việc kinh doanh của riêng mình. Ngoài thương mại nói chung, ông còn tham gia vào lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh bất động sản.

Hà Đông đã tiếp quản "Công thương nhật báo" với những khó khăn trong hoạt động vào khoảng năm 1928. Sau khi bơm tiền và cải cách quản lý, "Công thương nhật báo" đã thành công thoát khỏi tình trạng khó khăn. Ngoài Hồng Kông, Hà Đông còn đầu tư đáng kể vào Thượng Hải, Thanh Đảo, Đông Bắc và Ma Cao.

Ngoài việc tích cực trong kinh doanh, ông cũng thường xuyên tham gia chính trị. Năm 1898, ông tiếp tế cho Khang Hữu Vi bị lưu đày, trốn đến sống trong biệt thự Idlewild của mình.[5] Năm 1923 để dập tắt Nội chiến Trung Quốc (1912-1928), ông chạy vạy khắp các nơi ở Đại lục, gặp gỡ giới quân phiệt các địa phương.[5]

Hai năm sau, ông tự tiến cử mình làm sứ giả của Trung Quốc với triều đình nước Anh, do mối quan hệ Trung-Anh xấu đi, cuộc đình công ở Quảng Đông-Hồng Kông đã bị bãi bỏ.[5]

Trong cuộc đình công của thủy thủ năm 1922, Hà Đông là người hưởng lợi ích quan trọng trong thương mại và vận chuyển, đã đi đến hòa giải và hứa sẽ trả một nửa tiền lương của công nhân trong cuộc đình công. Cuộc đình công của các thủy thủ do Liên minh Thủy thủ dẫn đầu bắt đầu từ ngày 12 tháng 1 năm 1922, khi các thủy thủ Trung Quốc từ Hồng Kông và Quảng Đông (nay là Quảng Châu) đình công đòi lương cao hơn. Sau khi các công ty vận tải từ chối tăng lương 40%, cuộc đình công nhanh chóng thu được hơn 30.000 người tham gia, làm gián đoạn rất nhiều cuộc sống hàng ngày và các chuyến hàng thực phẩm đến Hồng Kông. Mặc dù cuộc đình công đã bị chính quyền Hồng Kông tuyên bố là bất hợp pháp, nhưng cuộc đàm phán cuối cùng đã diễn ra sau 52 ngày, với những người sử dụng lao động vào ngày 5 tháng 3 năm 1922 và đồng ý tăng lương từ 15 đến 30%. Các công nhân đã kết thúc cuộc đình công thứ 53 vào ngày 6 tháng 3.

Tuy nhiên, có thông tin rằng Hà Đông đã không thực hiện lời hứa của mình, các công nhân kiến nghị lên Hội nghị Lao động Quốc tế (International Labour Conference), sự việc cuối cùng cũng chìm vào im lặng.

Năm 1906, ông Hà Đông nộp đơn lên Thống đốc Hồng Kông cùng với Hội đồng điều hành xin được phê duyệt cư trú tại khu dân cư Mid-Levels, Trung Hoàn, Hồng Kông, từ sau khi Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh, ông trở thành người gốc Hoa đầu tiên định cư trên đỉnh núi Thái Bình. Năm 1906, ông đã cho xây dựng một biệt thự mang đặc trưng của Trung Quốc và phương Tây có tên The Falls. Năm 1936, Hà Đông thường chiêu đãi khách tại biệt thự trên đỉnh đồi. Vào thời điểm đó, tờ báo mô tả biệt thự là "phú lệ đường hoàng".[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hà Đông (thương nhân) http://www.roberthnho.com/en/FamilyHistory/The-Ho-... http://www.wetoasthk.com/%E5%88%B0%E5%BA%95%E9%82%... http://www.chilin.edu.hk/edu/work_paragraph_detail... https://kknews.cc/zh-hk/entertainment/kv36rpp.html https://gwulo.com/charles-henri-maurice-bosman https://www.scmp.com/article/736973/ho-tung-villa-... https://paperspast.natlib.govt.nz/newspapers/THS18... https://archive.org/details/xianggangdalaohe0000zh... https://books.google.com.vn/books?id=flUlDQAAQBAJ&... https://books.google.com.vn/books?id=uwPWtJ5WSQMC&...